Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Món ăn ngon Đà Nẵng

Cùng Baloasia tới Đà Nẵng để thưởng thức các món ăn ngon ở đây nào các bạn ơi!

“Cơm gà” là một món đặc sản của xứ Quảng mà nếu có dịp ghé qua thì bạn nên thưởng thức.

cơm gà Đà Nẵng
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới đất Quảng. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà đậm đà, khó quên của người dân phố Hội. Thế nhưng tiếng thơm của món cơm gà ấy còn được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đánh giá là: “Một món ăn đậm đà hương vị, một điều gì đó khiến những người yêu thích món gà phải ghé thử một lần…”
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang hương vị thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

cơm gà Hội An kiểu gà xé cơm vàng

Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang hương vị thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không chỉ luộc, xé sợi mà được chặt thành từng miếng vừa phải, chiên vàng giòn. Cơm có màu cam đỏ của trái gấc chín trông rất bắt mắt. Và theo đúng điệu “con gà cục tác lá chanh”, món ăn được trình bày kèm lá chanh xắt nhuyễn. Cách này gần giống “gu” miền Bắc, nhưng không vì thế mà đĩa cơm gà mất “chất” Trung với những hạt cơm đỏ cam nấu từ nước dùng gà, với hương vị riêng của đĩa đu đủ muối chua kết hợp với tương ớt và xì dầu.

Cơm gà đà nẵng đặc trưng với màu đỏ gấc và gà quay

Cơm gà thật sự là một món ăn ngon đặc trưng của vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, được bán nhiều trên các ngả phố...Với các quán cơm và gánh cơm nổi tiếng như cơm gà bà Bụi, cơm gà bà Minh, cơm gà kiệt Cika ở Hội An hay cơm gà Hồng Ngọc, Hải ở Đà Nẵng... Người ăn đến đây để thưởng thức món cơm gà “chính gốc”, với đầy đủ gà xé, gà rô ti ăn kèm với hành tây, lá chanh, bạc hà, dưa chua đu đủ. Thưởng thức món “cơm gà Hội An” thì bất cứ ai dù kén ăn nhất cũng phải gật đầu khen ngon.
Ngoài ra tới  Đà Nẵng  bạn còn có thể thưởng thức thêm món "Bê thui cầu mống"-một món ngon vô cùng nổi tiếng của Đà Nẵng
 “ Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.

Đặc sản bê thui Cầu Mống

Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35 kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.

đùi bê thui cầu mống

Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.
Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.
Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách, cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.

bê thui

Hơn thế nữa, tại đây còn phục vụ các món ăn đặc trung khác nữa như thịt ba chỉ, thịt mông, thịt bắp, da… tùy theo nhu cầu và khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn bán thêm nhiều những món khác từ thịt bê như xáo là lọa cháo được nấu từ xương bê thui ăn kèm với thịt bê rất ngon, hay như gân, xương, bún tái…
Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi, cắn một ngoạm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm thì mới hiểu hết được tại sao du khách đến đây, ít nhất phải thưởng thức món bê thui Cầu Mống một lần.
Hãy xách Balo lên cùng  book phòng  và chúng ta cùng đi du lịch 

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Thú vị tour du lịch biển khám phá việc nuôi Trai lấy ngoc tại Nha Trang

 Baloasia ngay bây giờ sẽ cung cấp ngay cho các bạn một tour du lịch  biển Nha Trang  khám phá việc nuôi chai lấy ngọc đang thu hút hàng triệu lượt khách du lịch



Trên thế giới, hầu hết môi trường biển ở mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ chỉ phù hợp cho một loại trai sinh trưởng, ví dụ như ở Nhật Bản chỉ nuôi được loại trai cho ra ngọc trai Akoya, ở Tahiti, Pháp chỉ nuôi được giống trai đen có tên thương mại là trai Tahiti hay Indonesia thì chỉ nuôi được loài maxima cho ra ngọc South sea. Tuy nhiên ở Việt Nam được các nhà khoa học phát hiện có đủ các giống loài trai trên thế giới sinh sống; từ giống trai cho ra loại ngọc Tahiti, South sea, Akoya, và kể cả loài ngọc nữ Mabe. Việt Nam với ¾ diện tích là mặt nước biển trải dài dọc đất nước, đây là một lợi thế lớn mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta”. Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn chia sẻ. Anh Tuấn là một trong những người tiên phong và gắn bó với nghề nuôi trai lấy ngọc từ khi nghề này còn sơ khai ở Việt Nam. Hiện anh đang sở hữu hệ thống trại nuôi ngọc trai có thể nói là lớn nhất Việt Nam trải dài các vùng biển ở Miền Trung và Miền Nam Việt Nam.
Chia sẻ về ý tưởng cho du khách trực tiếp trải nghiệm dịch vụ lặn biển, ngắm và tự tay bắt trai, mổ trai lấy ngọc tại trại nuôi, anh Tuấn cho biết: ”Xuất phát từ chữ thật trong triết lý kinh doanh của mình, tôi muốn du khách được trực tiếp, khám phá những công việc thật của những người thợ nuôi trai lấy ngọc như chúng tôi để họ có thêm thông tin và kiến thức về ngọc trai. Mục đích chính là tôi muốn giúp du khách tránh được những chuyện không vui khi đi du lịch tại các vùng biển Việt Nam mà lại mua phải ngọc trai nước ngọt nhập khẩu mà không hay biết. Song song đó, đây là một dự án mà tỉnh Khánh Hòa giao cho Khu Du lịch Hòn Tằm và Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia phối hợp thực hiện để mở ra một dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn chưa từng có tại Việt Nam tạo thêm phần hấp dẫn cho vùng biển đảo Nha Trang.
Xách balo nên cùng với Book phòng  cùng đi tour du lịch biển nào các bạn.

Dạo Sài Gòn thưởng thức sữa chua dẻo và trà sữa mâm


Baloasia xin chia sẻ cùng bạn thông tin cho mọi người những món ăn vô cùng thú vị khi dạo qua Sài Gòn
Sữa chua dẻo
Sữa chua vốn là món khoái khẩu của nhiều người vì có tác dụng tốt cho tiêu hóa và làn da. Người Sài Gòn khá quen với những kiểu sữa chua truyền thống như sữa chua hủ, bịch, dầm với trái cây hoặc xay sinh tố… Riêng món sữa chua dẻo lại là một cách ăn mới xuất hiện.
sua-chua-deo-5466-1423449995.jpg
Có rất nhiều vị khác nhau để dùng kèm với sữa chua dẻo, chẳng hạn trà xanh, kiwi, dâu, socola… 
Những viên sữa chua mát lạnh hình vuông được đặt ngẫu hứng trên đĩa nhỏ hoặc tô, sau đó người bán sẽ cho thêm sốt đặc biệt lên trên. Loại sốt này có khá nhiều mùi như socola, kiwi, dâu, trà xanh… Tùy theo từng loại sốt mà vị sữa chua sẽ có sự hòa quyện khác nhau. 
Khoai tây xoắn
Có thể xếp món này vào loại thức ăn nhanh. Món khoai tây xoắn khá giống với khoai tây chiên bình thường nhưng lạ hơn về hình dáng và gia vị ướp tẩm. Khi cầm trên tay những thanh khoai tây xoắn và cắn một miếng nhỏ, bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt dịu, bùi bùi tan trong miệng. Khoai có phần giòn, quyện vị chát nhẹ từ vỏ khoai và phủ thêm bên ngoài bột pho-mát. Món này ăn chơi, thích hợp với những bạn mê ăn vặt ở Sài Gòn. 
KyVAkHPuiUU42Ml9bCMrZb1dr6xAHF-6756-1378
Khoai tây xoắn có hình dạng đẹp mắt và khi ăn vào cũng rất ngon miệng. 
Trà sữa mâm
Thay vì uống những loại trà sữa pha sẵn với trân châu hoặc thạch trái cây… Trà sữa mâm là phong cách mới dành cho các bạn trẻ tha hồ “nghịch ngợm” để tạo nên một loại thức uống riêng biệt của mình. Bạn sẽ được người bán đem ra một mâm bao gồm bình trà sữa ở giữa, ly đá cùng nhiều nguyên liệu bên ngoài. 
15456084755-c8ab650a88-c-7409-1423449996
Trà sữa mâm có nhiều nguyên liệu đa dạng, đủ để bạn pha chế thành một ly thức uống hoàn hảo. 
Cùng Book phòng https://www.baloasia.com/rooms/booking-guide thưởng thức nhé !

Tác dụng tích cực của du lịch cộng đồng

Baloasia xin chia sẻ cùng bạn đọc  những tác động tích cực của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Ba “trụ cột” này dựa trên khái niệm ba cạnh tam giác (tripple bottom line) phát triển bền vững đã được các tổ chức quốc tế như APEC và Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra. Một số lợi ích của phát triển du lịch sản phẩm cộng đồng là:
Lợi ích 1: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.

Lợi ích 2: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là giao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước sạch, viễn thông vv…

Lợi ích 3: Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động ở các vùng địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị.

Lợi ích 4: Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.

Những lợi ích tích cực đó phải chăng cũng làm lung lay đọc giả phải không?vậy hãy chọn cho mình một điểm đến với thành phố Hồ Chí Minh để được tham gia các dự án du lịch cộng đồng cùng trải nghiệm những thú vị mới mở mang kiến thức nào
Nhanh chân lên nào bạn ơi cùng  Book phòng  đi du lịch khám phá trải nghiệm nào!

Du lịch cộng đồng với lễ hội đường sách ở Thành phố Hồ Chí Minh

Homestay là loại hình du lịch cộng đồng dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương.Phải chăng lễ hội đường sách tại thành phố Hồ Chí Minh mang bản sắc việ hào khí việt nam
Theo Baloasia Lễ hội đường sách năm nay sẽ được tổ chức theo các khu sách chuyên đề để người đọc dễ lựa chọn. Cụ thể, chuyên đề “Dấu ấn lịch sử Sài Gòn-TPHCM” sẽ trưng bày giới thiệu các đầu sách báo, ảnh, tư liệu báo chí trong nước và quốc tế về những mốc lịch sử của đô thị Sài Gòn-TPHCM trong đấu tranh giải phóng đất nước, trong xây dựng, phát triển và hội nhập.
Ở chuyên đề “Tự hào con người thành phố mang tên Bác”, người xem sẽ được thấy nét văn hoá đặc trưng của Thành phố năng động, với những con người giàu nhiệt huyết, sáng tạo đi đầu trong các phong trào xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và phát triển qua các tư liệu, sách báo, tranh ảnh trưng bày và minh hoạ.

Bên cạnh đó, các chuyên đề về Book phòng “Biển đảo thiêng liêng”, “Thành phố hội nhập”, "Sách điện tử”, “Khu sách cho thiếu nhi”, “Sách cho người khiếm thị” sẽ đem đến rất nhiều thông tin bổ ích cho người dân Thành phố và khách tham quan.
Đặc biệt, khu “Sách hay-Sách quý” sẽ tái hiện một cách chọn lọc về lịch sử xuất bản sách qua các thời kỳ từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Đó là những bản sách đầu tiên, nguyên gốc như "Mộc bản cổ về kinh văn” giúp cho người yêu sách nhận diện những giá trị lâu bền của tác giả, tác phẩm.
Theo ông Lê Thế Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông TPHCM, cùng với đường hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Đường sách Tết Ất Mùi sẽ mang lại cho người dân Thành phố, khách tham quan trong và ngoài nước một sự kiện văn hoá đặc sắc, góp phần khuyến khích, gắn kết giữa người đọc và tác giả để nâng cao văn hoá đọc cho công chúng.
Hãy cùng cùng đi du lịch cộng đồng này nhé

trải nghiệm mới với du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng

Theo Baloasia nhận thấy Từ ý tưởng mang lại sự độc đáo cho từng sản phẩm du lịch, Bà Nà Hills đã tiến hành khảo sát loại hình vận chuyển tàu hỏa leo núi tại châu Âu để mang đến cho du khách những khám phá khác biệt. Trên chuyến tàu này, du khách đến Bà Nà có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Tuyến tàu hỏa leo núi sẽ giúp du khách dễ dàng di chuyển qua các thắng cảnh như: chùa Linh Ứng, vườn hoa Le Jardin, khu biệt thự cổ trên tuyến đường qua các nhà ga được thiết kế sang trọng, hiện đại theo lối kiến trúc châu Âu.


Tàu hỏa leo núi sử dụng công nghệ của thang máy và công nghệ của ngành đường sắt. Đây là loại hình vận chuyển "ra đời" từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ thứ 16 tại Áo, dùng để vận chuyển hàng hóa vật liệu lên các tòa thành cao của lâu đài Hohensalzburg. Nhưng phải đến nửa cuối của thế kỷ thứ 19, loại hình vận chuyển này mới được sử dụng cho cư dân thành thị. Không chỉ có các nước khu vực châu Âu mà cả những châu lục khác đã áp dụng loại hình vận chuyển này cho những địa hình đồi núi và hiểm trở bởi một chiếc xe lửa thông thường không thể nào đi trên một dốc nghiêng như vậy.
 Nhờ chuyến tàu này, mọi đối tượng du khách đến Bà Nà đều có thể tham quan phong cảnh thiên nhiên núi rừng một cách thuận tiện. Với người cao tuổi, trẻ nhỏ hay những người không thể đi bộ, leo núi thì với hệ thống tàu hỏa leo núi, du khách vẫn có thể được ngắm cảnh hay di chuyển qua các địa điểm một cách thoải mái, không tốn sức và an toàn.
Chuyến tàu hỏa leo núi tại Bà Nà là một loại hình vận chuyển ấn tượng với sức chứa 80 người một cabin, đạt vận tốc 5m/s, công suất vận hành 1.600 khách một giờ và được Garaventa của Thụy Sĩ sản xuất. Ngoài những yếu tố trên, tàu hỏa leo núi còn dễ dàng chinh phục cả những du khách khó tính nhất bởi tàu hỏa leo núi có thể vận hành tốt trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Dự án tàu hỏa leo núi Bà Nà qua nhiều giai đoạn thi công do các chuyên gia đến từ Thụy Sĩ và các kỹ sư, công nhân Việt Nam đảm nhận. Khu vực thi công dự án có địa hình đồi núi cheo leo, hiểm trở, thời tiết lại luôn thay đổi, trong khi đó, đòi hỏi kỹ thuật lại không cho phép bất cứ một sai sót nào. Từ khi khởi công vào tháng 6/2013, đội ngũ chuyên gia cùng những nhân sự triển khai dự án phải luôn túc trực tại đây để chăm chút cho từng mối nối, từng con ốc, đảm bảo hệ thống sau khi đi vào vận hành phải an toàn.
Việc hoàn thành hệ thống tàu hoả leo núi đã góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập các loại hình vận chuyển phục vụ du khách tại Bà Nà, bao gồm cáp treo mang những kỷ lục thế giới, ống máng trượt, tàu hoả leo núi. Đây được coi như một món quà, sự bất ngờ cho du khách nhỏ tuổi tham quan Bà Nà mùa hè này. Nhân dịp khai trương, Bà Nà Hills áp dụng mức giá khuyến mãi 50.000 đồng một lượt dành cho trẻ em hoặc người lớn.
Bạn đã chọn cho mình điểm đến du lịch cộng đồng hay chưa? Đà Nẵng https://www.baloasia.com/destinations/da-nang chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị
Vậy còn chờ gì nữa hãy xách balo nên cùng  book phòng  trải nghiệm cảm giác mới vẻ thú vị này nào

Đà Nẵng bắt đầu bán vé xem chương trình pháo hoa quốc tế

 Theo Baloasia thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đã công bố thời gian, địa điểm bán vé cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 (DIFC 2015), đồng thời thông báo rộng rãi giá dịch vụ phòng lưu trú dịp diễn ra cuộc thi này cũng như kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/4, vé xem cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 được bán tại Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội, Công ty cổ phần Nghệ thuật Việt, hệ thống ẩm thực Trần tại Đà Nẵng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Năm nay, thành phố  Đà Nẵng chủ trương dành những vị trí đẹp trên các khán đài để phục vụ người dân và du khách có nhu cầu thưởng thức pháo hoa. Ba khán đài B3, B4 và C1 với tổng sức chứa 11.165 chỗ ngồi sẽ được bán với mức giá 500.000 đồng/vé (khán đài B3), 400.000 đồng/vé (khán đài B4) và 300.000 đồng/vé (khán đài C1).

Để bình ổn thị trường trong dịp này, thành phố cho phép các cơ sở lưu trú tăng giá phòng không quá 50% so với giá ngày thường và phải công khai giá tại vị trí lễ tân. Tính đến ngày 23/3, có 445 trong tổng số 448 khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố đã thực hiện kê khai giá dịch vụ lưu trú theo quy định. Trong đó có 7 khách sạn giữ nguyên giá, không tăng giá phòng so với ngày bình thường gồm Vinpearl Premium DaNang, Fusion Maia Resort, Hoàng Anh Gia Lai Plaza DaNang, Fusion Suites Danang Beach, Sun River, Angel và Minh Toàn. 
Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế năm 2015 có chủ đề "Đà Nẵng - Bản giao hưởng sắc màu" được tổ chức vào 2 đêm 28 và 29/4.

Cuộc thi thu hút sự tham gia của 5 đội đến từ 5 châu lục gồm Nam Phi, Hoa Kỳ, Australia, Ba Lan và Đà Nẵng (Việt Nam).

Công ty Global 2000 - Malaysia tiếp tục được Ủy ban Nhân dân thành phố chọn làm đơn vị tư vấn, VietArt là đơn vị truyền thông và vận động tài trợ. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 55 đơn vị đăng ký tài trợ cho cuộc thi với giá trị 31,8 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ cuộc thi sẽ diễn ra nhiều hoạt động phụ trợ khác như liên hoan giao lưu ẩm thực, trang trí ánh sáng nghệ thuật, diễu hành thuyền hoa, trình diễn và tổ chức các hoạt động thể thao biển cùng nhiều chương trình ca nhạc, thời trang.

Nét mới là cuộc thi năm nay sẽ được quảng bá trên các kênh quốc tế gồm StarWord, National Geographic và BBC World tại khu vực châu Á.

Đây hứa hẹn sẽ là đột phá đưa hình ảnh của cuộc thi, thành phố Đà Nẵng cũng như đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Hãy cùng book phòng tham gia trải nghiệm thú vị này nhé !




Du lịch cộng đồng ở thành phố Đà Nẵng

Baloasia chia sẻ cùng các bạn chuyến du lịch cộng đồng một ngày ở thành phố Đà Nẵng _nằm tại khu vực Nam Trung Bộ, là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố này nhận được sự ca ngợi của nhiều du khách trong nước và quốc tế vì cảnh quan thiên nhiên ấn tượng cùng môi trường sống trong lành. Nếu chỉ có một ngày ghé thăm, bạn vẫn trải nghiệm trọn vẹn được mọi điều thú vị với lịch trình gợi ý dưới đây.
5h - 7h00 : Ngắm bình minh trên biển Mỹ Khê
Hãy bắt đầu ngày mới bằng ánh mặt trời đầu tiên trên biển Mỹ Khê. Lúc này, cả vùng rộng lớn biến thành một bức tranh sống động với sắc nắng vàng ấm áp, sự nhộn nhịp của dân chài cùng tiếng đập cánh ồn ào của đàn chim bồ câu. Những hình ảnh đầy mới mẻ và bình dị ấy sẽ giúp bạn thêm hứng khởi và năng lượng cho một ngày tham quan.

BM.jpg

7h30 - 8h30 : Ăn sáng
Quà sáng ở Đà Nẵng phong phú và đa dạng với nhiều món bạn nên thử như bún chả cá, xôi gà, mì Quảng hay bánh mì kẹp. Giá các món dao động 6.000 - 30.000 đồng. Sau cùng, hãy giữ sự tỉnh táo bằng cà phê, giá chỉ từ 7.000 đồng mỗi cốc.
9h00 - 10h30: Tham quan thành phố
Điểm dừng đầu tiên trong hành trình là bảo tàng điêu khắc Chăm tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương. Đây là công trình do người Pháp xây dựng để lưu giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa.
Hiện tại bảo tàng sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 mẫu đang trưng bày trong nhà, số còn lại cất giữ và nằm rải rác khắp khuôn viên.
Ngoài bảo tàng Chăm, bạn hãy tới Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng trên đường Trần Phú. Công trình này được xây dựng vào năm 1923 theo phong cách kiến trúc Gothic (kiểu vòm nhọn). Đặc biệt trên nóc nhà thờ có tượng một con gà ở cột thu lôi. Nhờ đó nơi đây còn được gọi bằng cái tên Nhà thờ Con Gà.
11h - 12h30: Ăn trưa
Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn nhất định phải thử khi tới Đà Nẵng. Với hình thức cuốn dân dã gồm bánh tráng, thịt heo, rau sống, linh hồn món này nằm ở phần mắm nêm sóng sánh, dậy hương quyến rũ. Bạn có thể thưởng thức tại quán Mậu (Đỗ Thúc Tịnh), quán bà Mua (Trần Bình Trọng)... Một phần ăn có giá từ 35.000 đồng.
13h00 - 14h30: Khám phá Ngũ Hành Sơn
Anh-6-1600x1200.jpg

.
Ngũ Hành Sơn hay Non Nước là tên một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố 8km, trên tuyến đường đi Hội An. Đây là nơi ghi dấu những di tích lịch sử, văn hóa như mộ thân mẫu Tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan, bút tích sắc phong quốc tự, địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho...
Ngoài ra, đây cũng là nơi được biết đến với các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ từ những làng nghề có tuổi đời trên 400 năm. Từ các loại đá cẩm thạch trên núi này, người thợ chế tác ra nhiều tác phẩm tinh xảo. Do vậy, bạn cũng có thể mua một vài món về làm quà như chặn giấy, tượng bày bàn...
15h00 - 17h30: Tham quan bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng. Nơi đây sở hữu cánh rừng nguyên sinh rộng lớn và nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Đá Đen, bãi Bụt... . Đến đây, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân, chiêm ngưỡng thành phố từ trực thăng, trên đỉnh Bàn Cờ...
Đặc biệt, ngôi chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh đồi cũng là điểm bạn không nên bỏ qua. Nơi đây đặt bức tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam, hướng mặt ra biển. Trong lòng tượng gồm 17 tầng, mỗi tầng có bệ thờ 21 tượng Phật với hình dáng, tư thế và vẻ mặt khác nhau.
18h - 19h: Ăn tối
Món ngon bạn nên thử vào buổi tối là bánh xèo nem lụi. Bánh xèo ở đây có lớp vỏ ngoài giòn nhưng dai bên trong và không bị ngấy. Phần nem lụi làm từ thịt heo xay nhuyễn với bì, mỡ heo và nướng trên than hồng nên có vị thơm ngọt tự nhiên.
Khi ăn, bạn xếp lần lượt bánh xèo, nem lụi và các phần ăn kèm khác vào lòng bánh tráng, sau đó chấm với nước sốt chua ngọt. Hương vị ngọt giòn của nem quyện cùng bánh xèo trong nước chấm sẽ khiến bữa tối của bạn thêm đáng nhớ.
Bạn có thể đến ngõ 21 Hoàng Diệu, số 491 Hải Phòng, 829 Ngô Quyền, số 29 Lê Đình Dương... Một suất ăn có giá từ 20.000 đến 55.000 đồng.
20h - 22h: Nhâm nhi cà phê, ngắm thành phố
DSC06279-JPG.jpg

Đêm là khoảng thời gian Đà Nẵng mang một sắc màu mới, đầy lung linh, yên bình nhưng cũng lạ lẫm. Bạn hãy tìm tới những quán cà phê ven sông Hàn như Cộng, Paramout, Memory Lounge... Sẽ lý tưởng hơn khi gọi cho mình một tách cà phê và tận hưởng làn gió mát lạnh thổi tới.
22h30: Hủ tiếu đêm
Nếu đói bụng lúc nửa đêm, bạn có thể tìm tới những hàng hủ tiếu. Là món ăn khuya khá phổ biến, hủ tiếu có bán tại Quán ông Thọ tại số 26 Ông Ích Khiêm, giá một bát khoảng 22.000 đồng.
23h: Về nghỉ ngơi
Hẳn là sau chuyến đi 24h này tại đây chắc hẳn không ai không thấy thú vị phải không,vậy hãy cùng  Book phòng trải nghiệm nào các bạn

Du lịch cộng đồng là gì

 Baloasia xin chia sẻ cùng bạn đọc và cảm nhận,tìm hiểu kĩ hơn về du lịch cộng đông.Vậy thế nào là du lịch cộng đồng:




Khi khái niệm du lịch cộng đồng (CBT) bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, có các cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu/ dự án cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các nguyên tắc về tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương. Định nghĩa phổ biến về du lịch cộng đồng là: Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Các nguyên tắc cơ bản Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng bao gồm bình xã hội, tôn trọng  đẳng văn hóa địa phương và các di săn văn hóa, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa phương. Bình đẳng xã hội. Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều; không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng. Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên. Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành Du lịch địa phương, điều này rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội ịa phương. Do đó, các đ cộng đồng không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do thiếu quy hoạch và quản lý. Chia sẻ lợi ích. Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục. Sở hữu và tham gia của địa phương. Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương. Các cơ quan của Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực Du lịch cộng đồng, các tổ chức ở khu vực tư nhân muốn phối hợp với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch, hay tự các cộng đồng muốn thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương mình.
Tác động tích cực của du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Ba “trụ cột” này dựa trên khái niệm ba cạnh tam giác (tripple bottom line) phát triển bền vững đã được các tổ chức quốc tế như APEC và Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra. Một số lợi ích của phát triển du lịch sản phẩm cộng đồng là:
 Lợi ích 1: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.
Lợi ích 2: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là giao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước sạch, viễn thông vv…
Lợi ích 3: Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động ở các vùng địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị.
 Lợi ích 4: Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.
Vừa qua Đà Nẵng https://www.baloasia.com/destinations/da-nang một trong các thành phố đã có những phương án tổ chức hoạt động rất tích cực tại các địa điểm trên thành phố
Vậy hãy cùng Book phòng chúng ta cùng đi du lịch nào